Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm cũng như các vi lượng để đảm bảo cơ thể phát triển. Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi.
1. Nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ
Suy dinh dưỡng ở trẻ thường do nhiều nguyên nhân tổng hợp lại:
- Do dinh dưỡng: nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ bị thiếu hoặc mất sữa. Việc bổ sung chất cho trẻ không đúng về chất và lượng. Nguyên nhân quan trọng là do các mẹ không có thời gian hoặc không có kiến thức chăm sóc trẻ.
- Do ốm kéo dài: khi trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa, hô hấp trong thời gian thì sẽ ảnh hưởng lớn đến việc phát triển.
- Do thể tạng dị tật: khi trẻ mắc 1 số dị tật bẩm sinh
- Do điều kiện kinh tế kỹ thuật: suy dinh dưỡng do ảnh hưởng của nền kinh tế rất nhiều. Khi đời sống nghèo nàn, lạc hậu dẫn đến việc sẽ ảnh hưởng tới dẫn trí, điều kiện kinh tế.
Muốn biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không, mẹ phải thường xuyên theo dõi cân nặng của bé. Nếu 2-3 tháng không thấy trẻ tăng cân thì cần phải kiểm tra và theo dõi, thậm chí nhờ đến sự giúp đỡ của Bác sĩ.
2. Những dấu hiệu của suy dinh dưỡng
- Không lên cân hoặc giảm cân
- Teo mỡ ở cánh tay, thịt nhẽo.
- Teo nhỏ: mất hết lớp mỡ dưới da bụng.
- Da xanh, tóc thưa rụng dễ gãy, đổi màu.
- Ăn kém, hay bị rối loạn tiêu hóa: ỉa phân sống, ỉa chảy hay gặp.
- Thể nặng: Có phù hoặc teo đét, có thể biểu hiện của thiếu vitamin gây quáng gà, khô giác mạc đến loét giác mạc. Hiện nay thể nặng rất hiếm gặp.
3. Cần làm gì khi trẻ bị suy dinh dưỡng
Mẹ cần thay đổi chế độ ăn và chăm sóc tại nhà cho trẻ:
- Chế độ ăn: cho bé bú bất cứ khi nào, kể cả ban đêm
- Nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa: dùng các loại sữa bột công thức theo tháng tuổi.
- Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cho trẻ ăn bổ sung theo tháng tuổi nhưng số bữa ăn phải tăng lên, thức ăn phải nấu kỹ, nấu xong ăn ngay.
- Tăng độ năng lượng của bữa ăn bằng cách thêm enzym( men tiêu hóa) trong các hạt nảy mầm để làm lỏng và tăng nhiệt lượng thức ăn.
4. Những loại thực phẩm nên dùng cho trẻ suy dinh dưỡng.
- Gạo, khoai tây.
- Thịt: gà, lợn, bò, tôm, cua, cá, trứng.
- Sữa bột giàu năng lượng: Theo hướng dẫn cụ thể của Bác sĩ.
- Dầu, mỡ.
- Các loại rau xanh và quả chín.
5. Chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng.
- Trẻ phải được vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ.
- Phải giữ ấm về mùa đông, phòng ở thoáng mát về mùa hè, đầy đủ ánh sáng.
6. Ngoài chế độ ăn còn cho trẻ ăn bổ sung thêm một số Vitamin và muối khoáng.
- Các loại Vitamin tổng hợp.
- Chế phẩm có chứa sắt chống thiếu máu.
- Men tiêu hóa (nhưng phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc).